Để lên đến đỉnh “OlymPR”, du học sinh cần chuẩn bị trước những gì?

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 08/06/2020. Đăng trong Du học Úc. Lượt xem : 1106

1. BẠN chính là “bí quyết” lớn nhất
a) Xác định bạn muốn gì?
Việc đầu tiên cần làm là tìm cho mình nguồn thông tin tin cậy để theo dõi. Bạn có thể hỏi thăm bạn bè, người quen hoặc follow Facebook group, nhưng kênh thông tin đáng tin cậy vẫn là website chính phủ Úc, bởi vì họ luôn để công khai những thông tin mới nhất về tình hình di trú, những vòng mời (invitation rounds), cách thức xét visa, điều kiện cần và đủ để trở thành thường trú nhân Úc…
b) Cần biết bạn đang có gì?
Thông thường những tiểu loại visa thường trú là 189, 190 và 491, đây là “point-tested skilled migration streams”, nghĩa là bạn cần đạt đủ số điểm để được mời, lúc đó bạn mới có thể xin visa thường trú. Số điểm này phụ thuộc nhiều yếu tố: độ tuổi, bằng cấp, trình độ tiếng Anh, kinh nghiệm làm việc… Chính phủ Úc có bảng tính điểm trên website, bạn có thể tham khảo để biết hiện tại mình đang có bao nhiêu điểm theo từng tiểu loại visa bạn định apply.
Số điểm tối thiểu để có thể mở EOI (Express of Interest) là 65.
Ví dụ: bạn vừa tốt nghiệp Cử nhân tại Úc, ngành học thuộc MLTSSL, 21 tuổi, độc thân, IELTS 7.0 tất cả các kĩ năng, chưa có kinh nghiệm làm việc, học ở Melbourne, thì bạn có 70 điểm, đủ để mở EOI. Nhưng 70 điểm có phải là số điểm để được mời nộp visa hay chưa, bạn cần phải theo dõi vòng mời (được tổ chức hàng tháng) bởi Bộ Nội Vụ Úc. Từ đó, bạn sẽ có cái nhìn khách quan về số điểm để được mời, một vòng mời bao nhiêu.
c) Hiểu rõ bạn cần gì?
– Ngành học nằm trong list MLTSSL (Medium and Long term Strategic Skills List)
– Có thẩm định tay nghề (skill assessment) từ cơ quan của Úc: Bạn nên tìm hiểu thông tin về quá trình này vì mỗi ngành sẽ khác nhau.
– Đạt điểm tiếng Anh: Tùy vào tiểu loại visa bạn muốn xin, nhưng theo mình thì bạn hãy tối đa hóa số điểm tiếng Anh mà di trú yêu cầu.
– Kinh nghiệm làm việc tại Úc: cần thiết cho những bạn muốn xin visa 190, 491.
Ngoài ra, học ở vùng thưa dân (regional) của Úc, có chứng chỉ Credentialed Community Language (CCL), bằng Professional Year, bằng Masters by Research của những ngành STEM… cũng sẽ giúp bạn thêm điểm di trú.

du hoc2. Kinh nghiệm từ chính tác giả
Xác định ngành: Năm mình sang Úc học thạc sỹ là mình 24 tuổi. Mình có kế hoạch sẽ xin thường trú sau khi học xong nên mình chọn IT. Cơ quan thẩm định tay nghề đòi hỏi mình phải có một năm kinh nghiệm tại Úc hoặc hoàn thành Professional Year. Sau một thời gian tìm hiểu về thị trường lao động cho ngành IT, mình tự đánh giá cơ hội tìm việc làm đúng ngành của mình là không cao, nên mình quyết định sẽ đăng ký Professional Year – vừa đạt được thẩm định tay nghề, vừa có thêm 5 điểm di trú.
Xác định thời điểm xin visa 485: Vì Professional Year chỉ được đăng ký khi có bridging visa 485, nên dù visa student của mình còn hạn đến tháng 3/2019, mình đã apply visa 485 từ tháng 12/2018 để nhập học sớm.
Xác định tiểu loại visa sẽ nộp: Mình học ở Melbourne, cũng không có ý định sẽ đi regional area, nên mình nhắm đến tiểu loại visa 189.
Thêm điểm khi ở Melbourne: Ngoài Professional year, mình đã hoàn thành chứng chỉ CCL để lấy thêm 5 điểm di trú, đạt PTE79 ở tất cả kĩ năng. Từ đó, mình có 25 điểm di trú với 2 bài thi này.
Lời khuyên của Thy
– Xác định mục tiêu rõ ràng, đưa ra thứ tự ưu tiên, thực hiện từng bước một. “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh” – nếu không rõ bạn phải liên hệ luật sư di trú vì họ sẽ cho bạn thông tin chính xác và cập nhật.
– “Đường lên đỉnh OlymPR” (cách nói vui) là cuộc đua dài, cần phải bền sức, mình luôn hỏi ý kiến gia đình ở mỗi chặn. Vì gia đình là nơi mình thấy an toàn và luôn cho mình sự hỗ trợ cần thiết.
– Có niềm tin ở bản thân, tin những gì mình đang làm là tốt cho chính bản thân mình, nếu không mình sẽ dễ mất động lực và đi lạc.
Sau cùng, chúc các bạn thành công trên con đường trở thành thường trú nhân Úc!

(Được viết bởi Thy Nguyễn – Du học SET)

 Thy Nguyen Vài nét về tác giả

Thy Nguyễn là du học sinh Úc, đã từng công tác tại Du học SET Melbourne mảng hỗ trợ du học sinh chuẩn bị các thủ tục/ giấy tờ cần thiết về gia hạn visa, chuyển trường, chuyển ngành

Bạn được xem là 1 trong những “cao thủ” về PTE, CCL và NAATI

Liên hệ DU HỌC SET ngay để được hỗ trợ thêm về các chương trình học và tư vấn thủ tục làm hồ sơ visa bạn nhé

 

 

(AUS)(+61)450321235
(VN)0909809115